Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương bắt tay xử lý kênh Ba Bò
Tại buổi ký kết tăng cường phối hợp kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm kênh Ba Bò giai đoạn 2017 – 2018 giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBDN tỉnh Bình Dương diễn ra ngày 6/10/2017, cả hai bên cho rằng mguy cơ tái ô nhiễm kênh Ba Bò là rất cao. Chính vì vậy, cần có các giải pháp phù hợp để ngăn chăn tình trạng này thông qua những hành động cụ thể từ cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Nguy cơ tái ô nhiễm
Kênh Ba Bò là tuyến kênh thoát nước mưa và nước thải của lưu vực Phường Bình Chiểu và Linh Trung của quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; khu phố Đồng An, P. Bình Hòa, thị xã Thuận An và khu phố Tân Long, P.Tân Đông Hiệp và một phần P.Dĩ An thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong đó lưu vực thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương vào kênh Ba Bò khoảng 1.000ha. Tổng lưu lượng nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương thải vào kênh Ba Bò khoảng 20.000m3/ngày.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, trước năm 2008, kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quy chuẩn trên 10 lần. Nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt và rác thải của các khu dân cư nằm dọc kênh xả trực tiếp ra kênh, nước thải của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Sóng Thần I và Sóng Thần II chưa đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung, nước thải sau xử lý của hai khu công nghiệp này một số thời điểm chưa đạt quy chuẩn (do bị quá tải cục bộ), đặc biệt là rác thải và chất thải tích tụ trong đập chứa nước và trên lòng kênh từ nhiều năm trước đây.
Từ 2008 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm trên kênh Ba Bò như: Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng mở rộng lòng kênh từ hồ điều tiết đến hạ nguồn, nạo vét và mở rộng hồ điều tiết phía thượng nguồn kênh, xây dựng nhà máy xử nước thải nhằm xử lý các nguồn thải trước khi thải ra hồ điều tiết.
Tỉnh Bình Dương triển khai dự án nạo vét bùn và rác thải, cải tạo và xây dựng bờ kè, đường giao thông dọc theo kênh Ba Bò trên địa bàn với chiều dài trên 3000m. Công trình hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 4/2015 với tổng số vốn đầu tư 345 tỷ đồng. Đồng thời, Bình Dương cũng đã xây dựng và vận hành nhà máy xử lý nước thải đô thị trên địa bàn Thuận An với công suất 17.000 m3/ngày đêm làm cho chất lượng nước kênh Ba Bò và cảnh quan môi trường được cải thiện, hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ trên kênh giảm hơn 80%.
Tuy nhiên, cuối năm 2016, nước trên kênh có dấu hiệu ô nhiễm trở lại. Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng Amoni vượt quy chuẩn từ 17 – 23 lần; hàm lượng COD vượt 2,6 – 8,3 lần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên kênh Ba Bò hiện nay là do nước thải của một số khu dân cư trên địa bàn thị xãThuận An và Dĩ An (lưu lượng khoảng 3.000 m3/ngày), các cơ sở may mặc, bao bì, gốm mỹ nghệ nằm xen trong khu dân cư ở Dĩ An; một số doanh nghiệp trong KCN Sóng Thần I và Sóng Thần II lợi dụng trời mưa xả lén nước thải chưa qua xử lý ra kênh; đồng thời nhà máy xử lý nước thải của KCN Sóng Thần II có dấu hiệu quá tải (vượt tải 1,23 lần) và nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn vào một số thời điểm…
Cam kết cùng xử lý
Nhằm xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm trên tuyến kênh này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương cùng thống nhất kế hoạch kiểm soát và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm xả vào kênh Ba Bò cải thiện chất lượng nước.
Ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc xử lý triệt để ô nhiễm kênh Ba Bò rất cần sự đồng thuận của chính quyền, quân đội, doanh nghiệp và người dân. Sau buổi làm việc này, mỗi địa phương sẽ thành lập 1 tổ công tác do Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường phụ trách môi trường làm Tổ trưởng, tập trung theo dõi, thường xuyênphối hợp trao đổi thông tin, kịp thời phản ánh, đề xuất kiến nghị lãnh đạo hai địa phương giải quyết công việc xử lý ô nhiễm.
“Tôi rất mong muốn việc triển khai này được đồng bộ. Nói đồng bộ không phải là về mặt kỹ thuật, mà còn đồng bộ về mặt trách nhiệm từ nhà nước đến doanh nghiệp, quân đội, người dân phải hợp tác thì chúng ta mới làm được. Nếu thói quen xả nước thải bừa bãi thì sẽ rất khó cho chính quyền, dù có mong muốn thế nào thì cũng rất chậm”, ông Tuyến nhấn mạnh.
Tại cuộc họp này, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các cơ quan chức năng của Bình Dương phải thắt chặt hoạt động kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng vi phạm môi trường của những doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. Công ty Cấp thoát nước đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống thu gom đấu nối nước thải của các hộ dân nằm trên lưu vực kênh Ba Bò về nhà máy xử lý nước thải đô thị Thuận An. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ và đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải đô thị xã Dĩ An. Bên cạnh đó, ông Dũng cũng đề nghị Quân đoàn 4, rà soát kiểm tra và yêu cầu các cơ sở thuê mặt bằng phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Theo nội dung ký kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương thì, Bình Dương sẽ thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ các nguồn ô nhiễm của khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, xử lý nghiêm những cơ sở có hành vi xả nước thải không đạt chuẩn môi trường ra kênh Ba Bò.
Bình Dương cũng sẽ kiểm tra và xử lý dứt điểm những cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư xả nước thải chưa đạt chuẩn; lập phương án và triển khai hệ thống thoát nước cho các khu dân cư, không để nước thải tại các khu dân cư thải vào cống thoát mưa của khu công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng công suất xử lý của nhà máy xử lý nước thải tập trung củakhu công nghiệp Sóng Thần.
Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố khẩn trương hoàn thành và đưa vào vận hành chính thức trạm xử lý nước thải trên kênh; lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Tiếp tục thực hiện công tác quan trắc chất lượng nước kênh tại các vị trí tiếp nhận nước thải; chia sẻ thông tin, kết quả quan trắc định kỳ…
Cao Cường
Nguồn: constructiondpt.hochiminhcity.gov.vn
Tại buổi ký kết tăng cường phối hợp kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm kênh Ba Bò giai đoạn 2017 – 2018 giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBDN tỉnh Bình Dương diễn ra ngày 6/10/2017, cả hai bên cho rằng mguy cơ tái ô nhiễm kênh Ba Bò là rất cao. Chính vì vậy, cần có các giải pháp phù hợp để ngăn chăn tình trạng này thông qua những hành động cụ thể từ cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Nguy cơ tái ô nhiễm
Kênh Ba Bò là tuyến kênh thoát nước mưa và nước thải của lưu vực Phường Bình Chiểu và Linh Trung của quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; khu phố Đồng An, P. Bình Hòa, thị xã Thuận An và khu phố Tân Long, P.Tân Đông Hiệp và một phần P.Dĩ An thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong đó lưu vực thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương vào kênh Ba Bò khoảng 1.000ha. Tổng lưu lượng nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương thải vào kênh Ba Bò khoảng 20.000m3/ngày.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, trước năm 2008, kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quy chuẩn trên 10 lần. Nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt và rác thải của các khu dân cư nằm dọc kênh xả trực tiếp ra kênh, nước thải của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Sóng Thần I và Sóng Thần II chưa đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung, nước thải sau xử lý của hai khu công nghiệp này một số thời điểm chưa đạt quy chuẩn (do bị quá tải cục bộ), đặc biệt là rác thải và chất thải tích tụ trong đập chứa nước và trên lòng kênh từ nhiều năm trước đây.
Từ 2008 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm trên kênh Ba Bò như: Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng mở rộng lòng kênh từ hồ điều tiết đến hạ nguồn, nạo vét và mở rộng hồ điều tiết phía thượng nguồn kênh, xây dựng nhà máy xử nước thải nhằm xử lý các nguồn thải trước khi thải ra hồ điều tiết.
Tỉnh Bình Dương triển khai dự án nạo vét bùn và rác thải, cải tạo và xây dựng bờ kè, đường giao thông dọc theo kênh Ba Bò trên địa bàn với chiều dài trên 3000m. Công trình hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 4/2015 với tổng số vốn đầu tư 345 tỷ đồng. Đồng thời, Bình Dương cũng đã xây dựng và vận hành nhà máy xử lý nước thải đô thị trên địa bàn Thuận An với công suất 17.000 m3/ngày đêm làm cho chất lượng nước kênh Ba Bò và cảnh quan môi trường được cải thiện, hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ trên kênh giảm hơn 80%.
Tuy nhiên, cuối năm 2016, nước trên kênh có dấu hiệu ô nhiễm trở lại. Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng Amoni vượt quy chuẩn từ 17 – 23 lần; hàm lượng COD vượt 2,6 – 8,3 lần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên kênh Ba Bò hiện nay là do nước thải của một số khu dân cư trên địa bàn thị xãThuận An và Dĩ An (lưu lượng khoảng 3.000 m3/ngày), các cơ sở may mặc, bao bì, gốm mỹ nghệ nằm xen trong khu dân cư ở Dĩ An; một số doanh nghiệp trong KCN Sóng Thần I và Sóng Thần II lợi dụng trời mưa xả lén nước thải chưa qua xử lý ra kênh; đồng thời nhà máy xử lý nước thải của KCN Sóng Thần II có dấu hiệu quá tải (vượt tải 1,23 lần) và nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn vào một số thời điểm…
Cam kết cùng xử lý
Nhằm xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm trên tuyến kênh này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương cùng thống nhất kế hoạch kiểm soát và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm xả vào kênh Ba Bò cải thiện chất lượng nước.
Ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc xử lý triệt để ô nhiễm kênh Ba Bò rất cần sự đồng thuận của chính quyền, quân đội, doanh nghiệp và người dân. Sau buổi làm việc này, mỗi địa phương sẽ thành lập 1 tổ công tác do Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường phụ trách môi trường làm Tổ trưởng, tập trung theo dõi, thường xuyênphối hợp trao đổi thông tin, kịp thời phản ánh, đề xuất kiến nghị lãnh đạo hai địa phương giải quyết công việc xử lý ô nhiễm.
“Tôi rất mong muốn việc triển khai này được đồng bộ. Nói đồng bộ không phải là về mặt kỹ thuật, mà còn đồng bộ về mặt trách nhiệm từ nhà nước đến doanh nghiệp, quân đội, người dân phải hợp tác thì chúng ta mới làm được. Nếu thói quen xả nước thải bừa bãi thì sẽ rất khó cho chính quyền, dù có mong muốn thế nào thì cũng rất chậm”, ông Tuyến nhấn mạnh.
Tại cuộc họp này, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các cơ quan chức năng của Bình Dương phải thắt chặt hoạt động kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng vi phạm môi trường của những doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. Công ty Cấp thoát nước đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống thu gom đấu nối nước thải của các hộ dân nằm trên lưu vực kênh Ba Bò về nhà máy xử lý nước thải đô thị Thuận An. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ và đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải đô thị xã Dĩ An. Bên cạnh đó, ông Dũng cũng đề nghị Quân đoàn 4, rà soát kiểm tra và yêu cầu các cơ sở thuê mặt bằng phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Theo nội dung ký kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương thì, Bình Dương sẽ thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ các nguồn ô nhiễm của khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, xử lý nghiêm những cơ sở có hành vi xả nước thải không đạt chuẩn môi trường ra kênh Ba Bò.
Bình Dương cũng sẽ kiểm tra và xử lý dứt điểm những cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư xả nước thải chưa đạt chuẩn; lập phương án và triển khai hệ thống thoát nước cho các khu dân cư, không để nước thải tại các khu dân cư thải vào cống thoát mưa của khu công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng công suất xử lý của nhà máy xử lý nước thải tập trung củakhu công nghiệp Sóng Thần.
Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố khẩn trương hoàn thành và đưa vào vận hành chính thức trạm xử lý nước thải trên kênh; lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Tiếp tục thực hiện công tác quan trắc chất lượng nước kênh tại các vị trí tiếp nhận nước thải; chia sẻ thông tin, kết quả quan trắc định kỳ…
Cao Cường
Nguồn: constructiondpt.hochiminhcity.gov.vn