Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng – đón đầu nhu cầu tương lai

Vật liệu Xây dựng?! Là gạch, đá, xi măng, vôi, vữa đó hả? Vậy Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng là học về cách trộn xi măng, nung gạch các kiểu ư? Đúng rồi đó ! Vậy… học đại học làm gì? Học nghề cũng biết mà!

VÌ SAO CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG CỦA NHẬT NỔI TIẾNG THẾ GIỚI?

Nhắc đến công nghiệp xây dựng của Nhật, bạn không thể không nhớ đến các cao ốc với khả năng chống chịu động đất tối đa hay những công trình chuyên biệt cho các cơ sở năng lượng (hạt nhân, khí ga lỏng…).

Bạn có bao giờ thắc mắc, điều gì đã làm nên sự khác biệt của các công trình xây dựng tại Nhật? Liệu kỹ thuật xây dựng tân tiến và thiết kế sáng tạo – hiện đại thôi đã đủ? Làm sao xây dựng những công trình tuyệt tác nếu thiếu những Vật liệu Xây dựng bền bỉ?

Có thể khẳng định rằng, yếu tố quyết định 50% chất lượng của một công trình chính là Vật liệu Xây dựng.

Một cao ốc chống chịu động đất đòi hỏi các loại vật liệu đặc biệt với độ dẻo cứng phù hợp.

Một nhà máy hạt nhân yêu cầu những chất liệu có độ bền và ngăn được phóng xạ.

VẬY, NHỮNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÓ ĐẾN TỪ ĐÂU?

Rõ ràng, với những nhu cầu mới đó, các vật liệu từ thiên nhiên hoặc theo phương pháp truyền thống không thế đáp ứng được nữa. Đây chính là lúc Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng “ra tay”.

Một Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng sẽ có khả năng:

  • Hiểu rõ kiến thức cơ bản về Kỹ thuật Công trình Xây dựng.
  • Lựa chọn và sử dụng Vật liệu Xây dựng phù hợp với từng công trình xây dựng, nhằm đạt hiệu quả kinh tế – kỹ thuật cao nhất.
  • Thiết kế công nghệ, tổ chức và quản lý sản xuất Vật liệu Xây dựng (bê tông và cấu kiện bê tông cốt thép; các chất kết dính; gốm sứ, thủy tinh xây dựng; composite xây dựng…).
  • Nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao các tính năng của Vật liệu Xây dựng.
  • Nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ mới chế tạo vật liệu.

Tương tự quá trình nấu ăn, bản thiết kế công trình và cách xây dựng chính là công thức và cách nấu. Bạn thử nghĩ xem, công thức, người nấu có giỏi, có ngon đến đâu nhưng nguyên liệu không có hoặc không đủ tươi ngon thì món ăn sẽ thế nào? Đó cũng chính là tầm quan trọng của Vật liệu Xây dựng trong các công trình đấy!

Có thể khẳng định rằng, yếu tố quyết định 50% chất lượng của một công trình chính là Vật liệu Xây dựng.

NHU CẦU CỦA TƯƠNG LAI, YÊU CẦU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Hiện nay, tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng đã và đang rất phát triển. Đây cũng là những quốc gia đầu tư vào thị trường Việt Nam hiện nay ở lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng như: Công ty Xi măng Siam SCG, Tập đoàn Vật liệu xây dựng Laticrete, Công ty Xi măng Holcim, Công ty Thạch cao Knauf…).

Là nước đang phát triển với nhu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang rất cần một đội ngũ Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng giỏi để nghiên cứu và sản xuất nhiều loại Vật liệu Xây dựng mới, bền bỉ và đa dạng hơn.

Đặc biệt, với những thách thức về sự khan hiếm tài nguyên và ô nhiễm môi trường, nhu cầu mới về một thế hệ vật liệu “xanh” với chất liệu, tính năng mới phù hợp và an toàn cho môi trường ngày càng phát triển. Từ mức độ một ngôi nhà ở-được, con người càng lúc càng đòi hỏi cao hơn đối với các công trình kiến trúc: phải đẹp hơn, bền bỉ hơn, đa năng hơn, thân thiện với môi trường hơn, tiết kiệm chi phí hơn… Tất cả những tính chất vừa nêu đều chịu ảnh hưởng phần lớn từ Vật liệu Xây dựng.

Do đó, có thể thấy, hiện nay và trong nhiều năm tới nữa, cơ hội việc làm của ngành này cực kỳ đa dạng và rộng mở với các vị trí trong:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực xây dựng cơ bản.
  • Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu và cấu kiện xây dựng (Holcim, Knauf, Hà Tiên, Laticrete, Siam SCG…).
  • Các doanh nghiệp xây dựng.
  • Các công trường, dự án xây dựng.
  • Viện nghiên cứu chuyên ngành Xây dựng và Vật liệu Xây dựng.
  • Các cơ sở đào tạo: trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…

Một số trung tâm nghiên cứu và công ty sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam.

Một số tập đoàn vật liệu xây dựng lớn của thế giới đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Các bạn cảm thấy thế nào? Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng có còn đơn giản và nhỏ bé như ban đầu bạn nghĩ nữa không?

Đừng chần chờ mà hãy nắm bắt ngay cơ hội ĐÓN ĐẦU NHU CẦU TƯƠNG LAI này cùng ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng – chương trình Chất lượng cao của ĐH Bách Khoa nhé! Tham gia chương trình, bạn không chỉ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành học này, mà còn nắm trong tay lợi thế cạnh tranh nghề nghiệp và cơ hội làm việc tại các công ty quốc tế bằng việc học 100% bằng tiếng Anh đấy.

SONG ANH

Nguồn :oisp.hcmut.edu.vn

Tiếng Việt